Cập nhật ngày 18/8/2009
Khai mạc Giải Vô địch Vovinam Thế giới lần I/2009
29/07/2009
toan_canh_le_khai_mac.jpgTối 28/7, tại Nhà thi đấu Quân khu 7 (TP.HCM) đă diễn ra Lễ Khai mạc Giải Vô địch Vovinam Thế giới lần thứ I/2009 do Liên đoàn Vovinam thế giới (WVVF) tổ chức, dưới sự tài trợ của Tập đoàn Đầu tư Sài G̣n (SGI).

Tham dự Lễ Khai mạc có ông Nguyễn Danh Thái - Thứ trưởng thường trực Bộ VHTT&DL, Chủ tịch WVVF, Trưởng Ban tổ chức giải; các Phó Chủ tịch WVVF, kiêm Phó Ban tổ chức giải: ông Lê Quốc Ân, ông Đặng Thành Tâm, ông Nguyễn Văn Chiếu; lănh đạo các đơn vị: Sở VHTD&DL TP.HCM, Quân khu 7…  và đặc biệt là có trên 120 vơ sĩ đến từ 14 quốc gia (Úc, Pháp, Ư, Đức, Nga, Belarus, Campuchia, Ấn Độ, Iran, Thái Lan, Ukraine, Ba Lan, Romania và đội chủ nhà Việt Nam).

Phát biểu tại buổi lễ, ông Nguyễn Danh Thái cho rằng, Giải là dịp rất quan trọng để các môn sinh trên toàn thế giới cùng tề tựu về đất tổ để thi thố một môn vơ thuật của dân tộc Việt. Đây không chỉ là niềm tự hào cho vơ thuật Việt Nam, mà c̣n là dịp tốt để Vovinam Việt Nam chuẩn bị tốt cho sự kiện là bộ môn lần đầu tiên có mặt tại một giải đấu chính thức của Ủy ban Olympic châu Á (Giải Asian Indoor Games III) sẽ diễn ra tại Việt Nam vào tháng 11/2009.

mrthai_phat_bieu.jpg
Ông Nguyễn Danh Thái, Trưởng Ban tổ chức giải phát biểu

Với tư cách là nhà tài trợ chính của Liên đoàn Vovinam Việt Nam trong những năm qua và là nhà tài trợ chính của Liên đoàn Vovinam thế giới trong năm 2009, Tập đoàn Đầu tư Sài G̣n luôn xem đây là trách nhiệm cộng đồng của ḿnh.

Thông qua các hoạt động này, chúng tôi mong muốn được góp phần thúc đẩy hơn nữa việc quảng bá bộ môn Vovinam ra thế giới, cũng như góp phần nhỏ bé của ḿnh vào việc phát triển phong trào phát triển bộ môn Vovinam và cam kết sẽ luôn là nhà đồng hành của môn vơ Việt trong tiến tŕnh hội nhập và phát triển, xây dựng con đường quốc tế hóa” - Ông Đặng Thành Tâm, Chủ tịch SGI đă phát biểu.

Ông Tâm cũng nói thêm, “Qua giải đấu này chắc chắn sẽ tạo được tiếng vang lớn trong ḷng bạn bè quốc tế, qua đó nhằm đưa Vovianm ngày càng có bước tiến xa hơn, tiến tới chinh phục những đỉnh cao của thể thao châu lục và thế giới, đặc biệt là trên đấu trường Olympic”. img_7900.jpg

trao-qua.jpg 
Ông Đặng Thành Tâm, Chủ tịch SGI, đại diện Nhà tài trợ chính
phát biểu và nhận quà lưu niệm từ BTC

Ngay sau Lễ Khai mạc, các vơ sĩ bước vào dự tranh ṿng loại đến chung kết 6 hạng cân đối kháng
(-60kg, -64kg, -68kg, -72kg nam; -51kg, -54kg nữ) và các nội dung quyền: Ngũ môn quyền, Tứ tượng côn, Song luyện mă tấu, Tinh hoa lưỡng nghi kiếm pháp, Long Hổ quyền; Tự vệ và Đ̣n chân tấn công. Hôm nay và ngày mai (30/7), Giải sẽ tiếp tục thi đấu các nội dung c̣n lại.

img_7978.jpg 
Đ̣n chân tấn công (nam) của đội tuyển Pháp

Lê Duy
 

Giải Vovinam vô địch thế giới lần I:   Vơ Việt, tinh thần Việt 

30/07/2009

Lần đầu tiên trong lịch sử vơ thuật VN, chúng ta đă tổ chức được “Giải Vovinam vô địch thế giới lần I” ngay tại VN. Vovinam, c̣n gọi Việt vơ đạo, là môn vơ thuật thuần Việt, mang tên Việt, được sáng tạo bởi người Việt (cố vơ sư Nguyễn Lộc), tiếp thu và phát triển những tinh hoa của vơ học cổ truyền VN.

>> Vơ Việt trên phim

Nói tắt, đó là môn vơ của người VN, mang đậm tinh thần Việt, tâm hồn Việt, nhân cách Việt, lối sống Việt. Đúng như khẩu hiệu (slogan) của cố vơ sư Nguyễn Lộc để lại: “Sống cho ḿnh, giúp cho người khác sống, và sống cho mọi người”. Chính slogan như một triết lư sống tuyệt đẹp ấy của người Việt đă khiến Vovinam lan tỏa nhanh chóng từ trong nước ra thế giới thông qua các cộng đồng người Việt định cư ở nước ngoài.

Mỗi môn vơ thuật muốn tồn tại và phát triển đều mang trong nó và lan tỏa ra cộng đồng những triết lư vơ học riêng. Với Vovinam, t́nh tương thân tương ái, ư thức “ḿnh v́ mọi người” theo đúng tinh thần Việt: “Bầu ơi thương lấy bí cùng” hay “Nhiễu điều phủ lấy giá gương/Người trong một nước phải thương nhau cùng” đă khiến môn vơ “tự thắng” và “quyết thắng” này hàm chứa trong mỗi thế vơ của nó chí bất khuất và ḷng nhân ái VN. Đó là tinh thần của “Hào khí Đông A”, của Nguyễn Trăi, và nhất là của Quang Trung Nguyễn Huệ - một thiên tài ngh́n năm có một của dân tộc Việt, một cây đại thụ của nền vơ học dân tộc Việt.

Chúng ta đang sống ở thế kỷ 21, trong một thế giới vừa “muốn phẳng” vừa đầy những ổ gà bất ổn, đầy những mưu toan tranh chấp, kể cả mưu toan xâm phạm chủ quyền quốc gia. Vovinam là môn vơ Việt đề cao sự tu thành, rèn luyện ư chí tự thắng bản thân để vươn lên trong cuộc sống, nhưng đồng thời cũng là môn vơ đối kháng khôn ngoan và mạnh mẽ của người Việt yêu nước và không bao giờ khuất phục trước cường bạo. Những thế vơ gia truyền của Vovinam đều được xây dựng trên tinh thần tự cường của người Việt, đều yêu cầu môn sinh tập vơ là để học tập một lư tưởng sống cao đẹp, thể hiện và lan tỏa những nhân cách sống cao đẹp, nhưng trong khi biết gắn bó với đồng đội với cộng đồng th́ cũng biết cách khắc chế và vô hiệu hóa kẻ thù.

Trong khi xiển dương ḷng nhân ái “lấy chí nhân thay cường bạo”, th́ cũng biết chơi những đ̣n “trúc chẻ tro bay” như Nguyễn Trăi vĩ đại từng viết trong B́nh Ngô đại cáo. Tinh thần vơ đạo Việt ấy cũng là tinh thần Vơ Nguyên Giáp qua hai cuộc chiến tranh chống Pháp và thắng Mỹ, trong cuộc đấu tranh tự thắng để vươn lên tự cường giữa những bàn tay bè bạn khắp năm châu. Chính tinh thần mạnh mẽ hướng về nhân loại, chia sẻ với mọi kiếp người trên thế giới đă khiến Vovinam có sức lan tỏa nhanh chóng đến kỳ lạ như vậy!

Đó là môn vơ học dạy về ḷng xả kỷ, về “VN trong ḷng thế giới”. Đó là môn vơ học có triết lư mở, nó không cố chấp nhưng luôn tự tin và biết tự giữ ḿnh trong một thế giới đầy bất trắc và cám dỗ.

Đó là môn vơ học hiện đại, biết thu hút và lan tỏa, hào sảng và nhân hậu đúng như tinh thần Việt, tính cách Việt.

Với Vovinam, người theo học nó, nhất là người Việt, c̣n biết tự sửa ḿnh, vượt qua những cố chấp, nhỏ nhen, đố kỵ để sống đẹp cho ḿnh và cho đời.

Chào Vovinam!

Phải hoan hô Vovinam!

Lao Động Cuối tuần số 32, ngày 09/08/2009

(LĐCT) - Đố biết WVVF là ǵ? Là Liên đoàn Vovinam thế giới. Thời chiến và bao cấp chuyện học vơ là cấm chỉ. Chỉ có công an với đặc công học vơ thôi nhe. Xóm nào, phố nào có mấy anh ở "trường Trỗi" về th́ oách lắm v́ nghe nói các anh trường này "có vơ!".

Dân ta bao chiến công hiến hách mấy ngàn năm, khi chưa có súng đạn th́ rơ ràng vơ thuật là một vũ khí chủ lực để giữ nước, mở nước. Các môn vơ bí truyền cũng là tài sản và bí mật quốc gia. Truyền thống vơ thuật VN tất nhiên là phải vô cùng phong phú. Nghe nói thời chiến tranh, ta từng làm chuyên gia đặc công cho Cuba. Người ta phục đặc công Việt Nam, vơ Việt Nam vô cùng.

Thế rồi đùng một cái với đổi mới những năm 1980. Các CLB vơ thuật xuất hiện. Các nhà thiếu nhi, nhà thanh niên, trường tiểu học, trung học đua nhau mở "ḷ vơ". Ngành thể thao mở bộ môn này cùng việc quảng bá các môn vơ nước ngoài đầu tiên là judo, quyền Anh rồi đến những thứ lạ tai như "tếc-von-đô", "Pen-Tắc-Xi-Lắc", "0-Su" (taekwondo, pencak silat, wushu...).

Trẻ con đua nhau đi học vơ. Bố mẹ cũng sướng rơn khi con ḿnh tới vơ đường để "học tự vệ, học đạo làm người, rèn luyện tâm tính" chứ tuyệt nhiên không học để đánh ai. Thằng cháu lớp năm đi học vơ. Mấy bạn biết được gọi ra sân vắng để thử tài. Cháu bị đánh te tua v́ thầy vơ nó dạy: chỉ tự vệ, không đánh người. Mẹ nó xót con quá đ̣i mách cô giáo trị bọn đánh con ḿnh. Nhưng cháu khóc không cho mách, v́ thế là không cao thượng. Đúng là tinh thần thượng vơ.

Tôi có anh học sinh học lịch sử mỹ thuật nhưng lại nổi tiếng là vơ sư trưởng môn Nhất Nam, viết hai tập giáo khoa thư của phái này. Ra trường anh bảo: Thầy dạy em học "văn" nay xin thầy để em đi "măi vơ". Anh sang Đông Âu và Nga cả chục năm, mở mấy ḷ vơ truyền bá vơ thuật made in VN.

Tôi nói: Th́ măi vơ cũng là làm văn hoá chứ sao. Lại có anh bạn vơ sư Vĩnh Xuân, họ Trần, sưu tầm tranh nổi tiếng. Lâu ngày thành đồng nghiệp viết về mỹ thuật. Trao đổi th́ anh phân tích rành rọt cái "lơi nhân văn giống nhau của hai môn vơ và vẽ". Rất thuyết phục. Chả thế mà ai giỏi nghệ thuật, nhà văn nào giỏi viết văn, nhạc sĩ nào giỏi làm nhạc... cũng đều được mệnh danh là "vơ nghệ cao cường".

Lại có anh hoạ sĩ là vơ sư chẳng may gặp bạo bệnh qua đời. Đồng môn và môn sinh quyên tiền để nhà phê b́nh họ Phan làm một cuốn tiểu sử nghệ thuật của anh. Toàn những bức tranh thật dịu dàng v́ vơ của anh là "lấy nhu thắng cương"! Cũng là tính thượng vơ!

Em có anh hàng xóm "kỷ lục Ghi-nét" nữa ấy chứ. Hai anh em vơ sư họ Chu này từng diễu vơ từ Châu Âu qua Trung Quốc, Mỹ... có ḷ vơ nổi danh bên Đức. Kiếm tiền tốt mà học sinh đông. Học sinh theo thầy về Việt Nam biểu diễn càng thêm quư trọng Việt Nam. Tất nhiên nổi nhất là các vị nam nữ vơ sư từng gây danh tiếng cho vơ thuật VN bên Pháp! Đâu chỉ có phở, vơ VN cũng đă chinh phục thế giới từ lâu!

Vơ thuật quanh ta thật phong phú bác nhỉ. Tôi nghĩ đó là một "mỏ" truyền thống quư giá mà ta cần khai thác, khuếch trương. Lợi đủ đường, từ sức khoẻ tới đạo đức, từ rèn kỹ năng sống tới ư thức tự cường.

 Rơ ràng người Việt ta có tố chất vơ thuật. Chiến lược thể thao thành công nhất của ta chính là phát triển các môn thi đấu vơ. Mũi nhọn các đoàn thể thao ta tại các giải đấu quốc tế chả là vơ thuật th́ là cái ǵ. Có vị quan chức thể thao c̣n bảo: Mỏ vàng để nâng bậc toàn đoàn toàn là các môn "đấm đá" cả!

Chỉ ức là toàn thi các môn của người ta.

Thế rồi Vovinam ra đời, bao nhiêu tâm sức đổ vào mấy mươi năm để có một môn thể thao quốc tế mang "tên miền".vn! Và năm nay giải Vô địch Vovinam Thế giới được tổ chức với mười mấy nước tham gia. Dù nhà nước chi chả bao nhiêu tiền, dù Việt Nam c̣n cố giành gần hầu hết các bộ huy chương, dù tổ chức c̣n có chỗ luộm thuộm, vơ sinh quốc tế than chưa có vơ phục chính quy, thi đấu c̣n lẫn lộn cả các cú đấm đá thuộc các môn khác... dù ǵ th́ ǵ cũng phải hoan hô Vovinam

Em chả biết về vơ thuật, nhưng thấy tự hào khôn tả. Mai ngày khắp thế giới tập Vovinam, hàng trăm nước có các nhà vô địch thế giới Vovinam. Hơn xa giải người đẹp ba ṿng và ứng xử hoàn vũ chứ lỵ!

Chú mày lẻo khẻo, trói gà không chặt nhưng đúng là có tinh thần thượng vơ. Đáng khen!

Nguyễn Bỉnh Quân


Australia, Belarus, Cambodia, France, Germany, India, Iran, Italy, Poland,
Romania, Russia, Thailand, Ukraine and Vietnam

Trần Đ́nh Du & Trần Đ́nh Ân đoạt huy chương đồng bài Song Luyện 3

 

Huỳnh Khắc Nguyện với bài quyền Nhật nguyệt đao pháp Ảnh: DƯ HẢI
 
 

Một số bài viết trong báo Tuổi Trẻ về
Giải vô địch thế giới Vovinam lần I - 2009

Vovinam - vơ Việt sánh tầm quốc tế
Thứ Ba, 04/08/2009
TTO - Ra đời vào tháng 10-2008, sau 9 tháng hoạt động, Liên đoàn Vovinam thế giới đă có thêm những bước tiến dài trên con đường quảng bá tinh hoa vơ Việt.
 
Chuyện ba người mê vơ Việt Nam
Thứ Bảy, 01/08/2009
TTCT - Kể từ khi Liên đoàn Vovinam thế giới (WvVF) ra đời tháng 10 năm ngoái, Vovinam đă có thêm những bước tiến dài trên con đường quảng bá tinh hoa vơ Việt. Và như những câu chuyện không bao giờ kết thúc, tại Giải Vovinam thế giới lần 1-2009 vừa kết thúc ngày 30-7 tại nhà thi đấu Quân khu 7, lại có thêm những con người mới “rung động” với vơ Việt...
 
Giải vô địch thế giới Vovinam lần I-2009: Vẫn c̣n những hạt sạn
Thứ Sáu, 31/07/2009
TT - Và đây là những vấn đề mà Liên đoàn Vovinam thế giới (WVVF) phải giải quyết để Vovinam có thể phát triển mạnh mẽ ở tương lai.
 
Sinh nhật khó quên của Vincens Noll
Thứ Năm, 30/07/2009
TT - Vơ sĩ người Pháp Vincens Noll đă có sinh nhật lần thứ 32 khó quên  khi giành HCV nội dung quyền tứ tượng côn pháp tại giải.
 
Vàng mười không phải ở huy chương
Thứ Năm, 30/07/2009
TT - Không ít người tâm sự rằng họ cảm thấy rạo rực trong tim khi đọc bài viết về chuyện các võ sĩ Ấn Độ đã “ly dị” taekwondo, wushu để chuyển qua bén duyên cùng Vovinam. Và nữa, họ đã vượt qua cả ngàn cây số để đến TP Lucknow học Vovinam khi nghe tin có đoàn võ sư từ VN sang (bài “Vovinam khai phá miền đất mới Ấn Độ” trên Tuổi Trẻ ngày 29-7).
 
Vovinam khai phá miền đất mới
Thứ Tư, 29/07/2009
TT - Tuy Vovinam Ấn Độ là non trẻ nhất tại giải (diễn ra tại nhà thi đấu Quân khu 7) nhưng khát vọng giành huy chương của họ lại rất mănh liệt.
 
Chùm ảnh Giải VĐTG Vovinam lần 1
Thứ Tư, 29/07/2009
TTO - 19g tối 28-7, tại sân vận động Quân khu 7 (TP.HCM) đă diễn ra lễ khai mạc Giải VĐTG Vovinam lần 1. Giải c̣n diễn ra trong hai ngày 29 và 30-7 tại sân vận động Quân khu 7, vào cửa tự do.
Giấc mơ Vovinam

(CATP) Giải vô địch Vovinam thế giới lần 1-2009 đă kết thúc vào hôm qua 29-7 tại TPHCM. Thật ra, giải này đă từng bốn lần tổ chức với tên gọi “Giải Vovinam quốc tế”, nhưng năm nay vẫn được gọi là lần thứ nhất bởi tính từ cột mốc Liên đoàn Vovinam thế giới ra đời hồi tháng 10 năm ngoái, th́ đây là giải thế giới lần đầu tiên do tổ chức này điều hành. V́ vậy, dù thực tế không mới lần đầu, nhưng giá trị của giải năm nay khác hẳn các lần trước.

Trong lần đầu tiên chính thức mang danh Giải vô địch thế giới, mọi chuyện có vẻ không được may mắn cho lắm khi thế giới vẫn c̣n ch́m đắm trong cơn khủng hoảng kinh tế lẫn dịch cúm A/H1N1. V́ vậy, con số 170 vơ sĩ đến từ 14 quốc gia so với kế hoạch (20 quốc gia tham dự) là không đạt, nhưng trong bối cảnh có nhiều khó khăn khách quan như nêu trên, th́ đó là những con số vượt quá mong đợi của những nhà tổ chức.

Phải nói rằng trong ṿng khoảng hai năm gần đây, Vovinam đă có những bước tiến nhảy vọt. Nếu trong mấy chục năm trời, Vovinam chỉ loanh quanh luẩn quẩn trong nước, th́ trong hai năm gần đây nó đă đạt được hai cột mốc quan trọng là ra đời Liên đoàn Vovinam châu Á với Liên đoàn Vovinam thế giới.

Vovinam dù được rất nhiều vơ sinh nước ngoài ưa chuộng bởi sự đẹp mắt của các đ̣n thế, sự hiệu quả trong thực tế lẫn tinh thần vơ đạo mang ư nghĩa nhân văn cao cả, nhưng như ông bà xưa đă nói danh chưa chính th́ phận khó mà tṛn. V́ vậy, dù đă từ rất lâu Vovinam đă có mặt ở Pháp, Ư, Đức, Mỹ, Nga... nhưng nó vẫn chỉ là một sự phát triển manh mún. Tuy nhiên, khi chính thức có liên đoàn cấp thế giới, Vovinam đă được nh́n nhận khác hẳn trong mắt bạn bè quốc tế.

Với những ǵ đă và đang diễn ra, có thể nói những người có trách nhiệm với việc truyền bá Vovinam đă làm tốt công việc của ḿnh. Tuy nhiên, liệu như thế đă đủ?
Có thể khẳng định là chưa, mà trên thực tế Vovinam c̣n cần rất nhiều sự hà hơi tiếp sức từ Nhà nước. Hiện tại, cái khó lớn nhất của Vovinam là không ít nhà quản lư thể thao nh́n môn vơ này như bao môn thể thao khác. Trong khi thực tế, vai tṛ của Vovinam khác hẳn. Phát triển Vovinam không như phát triển môn bóng đá, môn đá cầu. Mà phát triển Vovinam là quảng bá văn hóa Việt ra với bạn bè thế giới. Ví dụ, người Hàn Quốc không tiếc tiền cho Taekwondo, người Nhật dốc túi cho Judo, hay Trung Quốc tập trung cho Wushu...

Mặc dù mang ư nghĩa lớn như thế, nhưng theo Ban tổ chức Giải Vovinam thế giới cho biết, ban đầu Tổng cục TDTT chỉ chi cho giải này vỏn vẹn 200 triệu đồng, và phải năn nỉ đến “găy lưỡi” th́ mới lên được 400 triệu đồng! Con số đầu tư quá thấp...

Giấc mơ Vovinam là tương lai, nếu người Hàn tự hào có Taekwondo, người Nhật tự hào có Judo, người Trung Quốc tự hào có Wushu... th́ người Việt Nam tự hào có Vovinam. Và chúng ta hăy cùng bắt tay để nuôi ước mơ ấy thành hiện thực.

NG.TRƯỜNG - NH.HUY
Đôi điều với Vovinam
Thứ bảy, 01/08/2009
(CATP) Đoàn chủ nhà đă xuất sắc đứng đầu Giải vô địch Vovinam thế giới khi đoạt 23/29 HCV - rất nhiều phương tiện thông tin đại chúng đă hồ hởi đưa tin như thế về Giải Vovinam thế giới lần I - 2009 kết thúc vào tối 29-7.

Tuy nhiên, đối với những người am hiểu và tâm huyết thật sự với Vovinam, th́ việc đứng đầu với số HCV áp đảo như thế là một điều không hay chút nào.

Đương nhiên, chuyện các vơ sĩ VN chơi giỏi vơ Việt Nam th́ chẳng có ǵ lạ. Tương tự như các vơ sĩ Trung Quốc chơi giỏi Wushu vậy.

Trong khi cái mục đích chính của các môn vơ được xem là đại diện của một quốc gia là ǵ? Đó là làm sao thu hút được càng nhiều người, nhiều nước chơi càng tốt. Và đă có một nghịch lư xảy ra ở đây, đó là không thành công trong thành tích của môn quốc vơ th́ đó là thành công! Nói có sách, mách có chứng: Các vơ sĩ Nhật ngày nay không c̣n áp đảo thế giới như thời xa xưa, nhưng Judo là môn vơ thành công nhất thế giới trong việc quảng bá, khi được đưa vào Olympic sớm nhất trong các môn vơ. Chúng ta cũng có thể kiểm chứng thêm bằng cách gơ “Judo” trên google th́ cho ra đến gần 19 triệu kết quả t́m kiếm. C̣n Taekwondo, niềm tự hào của người Hàn Quốc th́ có 12,7 triệu kết quả. Nghĩa là những Judo, Taekwondo đă thu hút thật nhiều người trên thế giới quan tâm, và khi đó “đất tổ” của các môn vơ này không c̣n độc bá nữa.

Để làm được điều đó, người Hàn và người Nhật làm ǵ? Họ không nhất thiết tung các vơ sĩ thượng thặng của ḿnh vào các giải đấu để tranh huy chương, mà sử dụng các vơ sĩ ấy như các nhân vật chuyên gia để đi biểu diễn hút hồn mọi người, hoặc giúp các nước phát triển môn quốc vơ của ḿnh. Đồng thời, người ta cũng sẽ không cử các vơ sĩ tham gia đầy đủ tất cả các nội dung ở các kỳ tranh tài, nhằm kích thích sự phát triển. Đơn giản bởi, thể thao sẽ không thu hút được mọi người khi cứ thi đấu măi mà chỉ ra về tay trắng!

Đă có những ư kiến đóng góp cho Vovinam về điều này, ngay sau khi kết thúc Giải vô địch thế giới lần I - 2009 vào tối 29-7. Và đến đêm hôm sau 30-7, ngày đầu của giải tiền Indoor Games (cũng diễn ra tại VN, dành cho các nước châu Á), người ta đă sửa sai ngay bằng cách nhường phần lớn HCV cho khách! Nhưng nhường bằng cách nào?
Thật thô bạo khi nhiều vơ sĩ chủ nhà mới đêm hôm trước đă đoạt HCV bằng màn biểu diễn tuyệt vời, th́ đêm hôm sau lại như một kẻ ngớ ngẩn! Điều ấy không chỉ không hay, mà c̣n bị cho là xúc phạm các đoàn khách!
Một chuyện nữa mà nghĩ rằng cũng cần nên nói thẳng, đó là nhiều tiếng x́ xào từ chính trong giới Vovinam, khi cho rằng sở dĩ có chuyện lấy gần hết HCV giải thế giới là bởi hấp lực tiền thưởng. Một vài vị quan chức v́ muốn đệ tử ḿnh cải thiện cuộc sống (60 triệu đồng cho 1 HCV thế giới), nên đă tung các vơ sĩ giỏi tham gia tất cả các nội dung! Không biết thực hư chuyện này như thế nào, nhưng nghe ra cũng có lư!

Vovinam c̣n nhiều lắm những chuyện cần thay đổi để nó phát triển thật mạnh mẽ...
  NG.TRƯỜNG - NH.HUY
Giải vô địch Vovinam Thế giới lần thứ nhất
Cuộc "hành hương" về đất Tổ
ND - Liên đoàn Vovinam Việt Nam, Liên đoàn Vovinam thế giới (mà ṇng cốt là các trọng tài, vơ sư, huấn luyện viên Việt Nam) đă tổ chức thành công Giải vô địch Vovinam thế giới lần thứ nhất - 2009 tại TP Hồ Chí Minh.

Hơn 150 trưởng đoàn, trọng tài, huấn luyện viên, vận động viên của 14 nước trên thế giới, trong đó có một số nước có phong trào Vovinam rất mạnh như Pháp, Ư, Nga, I-ran... đă tề tựu về đất nước sản sinh ra môn vơ này, tranh tài vơ nghệ, chiêm bái tổ đường tại quận 10, TP Hồ Chí Minh, thăm hỏi vơ sư trưởng môn Lê Sáng. Đây là dịp để các môn đồ Vovinam toàn cầu chứng minh được tấm ḷng thành kính, thỏa măn được niềm đam mê vơ học và trên hết tôn vinh được "đạo" vơ cùng đạo nghĩa "tôn sư trọng đạo".

Một gương mặt tiêu biểu là vơ sư Florin Macovei 42 tuổi, người Romani, từng nhiều lần dành dụm tiền nong, "khăn gói tay nải" tới vơ đường của ông Nguyễn Văn Chiếu - Phó Chủ tịch phụ trách kỹ thuật của Liên đoàn Vovinam Việt Nam học nghệ. Nhận thấy tâm thành của  Macovei, vơ sư Nguyễn Văn Chiếu đă tận t́nh chỉ dạy người học tṛ v́ đam mê môn vơ cổ truyền của đất Việt mà không quản ngại đường xa, vất vả, khó khăn về kinh phí, tới Việt Nam thụ giáo ḿnh. Vơ sư Nguyễn Văn Chiếu uốn nắn từng thế tấn, đường quyền cơ bản đồng thời chấp thuận để Macovei ăn, ở miễn phí tại nhà ông và không nhận học phí. Có lẽ vị vơ sư này thấy ở anh và một số môn sinh nước ngoài khác niềm đam mê học tập Vovinam, và hơn thế là thấm nhuần một môn vơ mà c̣n là bản sắc văn hóa, một trong những tinh hoa của dân tộc Việt.

Không phụ ḷng thầy, trở về Romani, Macovei rất tích cực truyền bá những ǵ đă được học ra phạm vi châu Âu nói chung và Romani nói riêng. Giờ đây anh là Giám đốc kỹ thuật Liên đoàn Vovinam Romani. Vovinam chính thức được xem là thành viên của Liên đoàn Vơ thuật Romani, ngang hàng với những môn vơ như karatedo, taewondo, vơ tự do (kick boxing).... Vợ của Florin Macovei cũng là vơ sư Vovinam đai vàng hai đẳng. Từ con số không, Florin Macovei đă gây dựng phong trào Vovinam tại Romani đến nay là 10 CLB, với hàng trăm vơ sinh.

Ba chị em nhà cô gái Đỗ Hoàng An, 19 tuổi; Đỗ An Hạ, Đỗ Bảo Đan - Việt kiều quốc tịch Đức cũng rất đam mê, hăng say luyện tập Vovinam. Cha của họ là ông Đỗ Đức Trọng, dù đă sang định cư ở Cộng ḥa liên bang Đức được nhiều năm, song ông vẫn coi việc các con ḿnh thụ giáo Vovinam như là một cách để gia đ́nh luôn hướng về nguồn cội, quê hương nơi chôn rau cắt rốn. Trở về quê nhà lần này, không chỉ thi đấu mà Hoàng An c̣n được dự kỳ thi thăng cấp lên huyền đai tại tổ đường và được vơ sư trưởng môn Lê Sáng thắt đai danh dự. Hoàng An tự hào: "Em sẽ nhớ măi chuyến về nguồn cội và kỳ thi này bởi đây là vinh dự của cả cuộc đời". 

Giải vô địch Vovinam thế giới lần nhất thành công tốt đẹp, đoàn chủ nhà vô địch với 21 Huy chương vàng trên tổng số 28 nội dung thi đấu tŕnh diễn kỹ thuật và đối kháng. Giải thành công đánh dấu những cố gắng không mệt mỏi của đội ngũ những người làm Vovinam, muốn truyền bá môn vơ dân tộc lan tỏa rộng, sâu ra thế giới, trong đó không thể không ghi nhận sự đóng góp của Tổng Thư kư Liên đoàn Vovinam thế giới Vơ Danh Hải, Phó Ban tổ chức giải.

Theo ông Hải, Vovinam hiện đang có mặt tại hơn 40 nước trên thế giới và không ngừng phát triển. Bên cạnh đó, Liên đoàn Vovinam thế giới tiếp tục hỗ trợ cho một số nước có và chưa có phong trào Vovinam cũng như cử các vơ sư đi giảng dạy, huấn luyện để nâng cao tŕnh độ cho huấn luyện viên, vơ sĩ của các nước này.

Nguyễn Đức Thắng

Nh́n lại giải vô địch vovinam thế giới lần 1-2009

MỪNG VÀ LO
báo Thể Thao SG-GP ngày 31/7/2009

Từ 1998, vovinam đă tổ chức Hội diễn quốc tế lần đầu tiên tại TPHCM và đến năm 2003 được nâng cấp lên thành giải vô địch thế giới. Trân trọng và đánh giá cao 3 lần tranh tài cao thấp vào các năm 2003, 2005, 2007 nhưng thực chất đó vẫn là một giải vovinam quốc tế TPHCM mở rộng. Và từ những tiền đề rất quan trọng đó, giải năm nay vừa kết thúc tại Nhà thi đấu Quân khu 7 tối 29-7 mới chính thức mang danh giải vô địch thế giới. Vậy sự nâng cấp lần này có ǵ mới mẻ?

1. Từng dẫn quân về dự các kỳ Hội diễn quốc tế và giải vô địch thế giới trước đây, vơ sư Sudorruslan Jran Michel (Giám đốc kỹ thuật vovinam Pháp) bày tỏ: “Giải năm nay được tổ chức quy cũ, chặt chẽ và khoa học hơn các giải những năm trước. Tôi thấy công tác giới thiệu giải tốt hơn, khán giả đông hơn chứng tỏ vovinam được nhiều người dân quan tâm. Đặc biệt, nếu những năm trước các đoàn đều phải tự lực chi phí th́ nay Ban tổ chức giải đă hỗ trợ nơi ăn, nghỉ cho 12 người/đoàn. Công tác đưa đón, di chuyển nội địa được thực hiện khá chu đáo bởi một đội ngũ t́nh nguyện viên nhiệt t́nh và hiếu khách”. Về chuyên môn, khoảng cách tŕnh độ kỹ thuật giữa Việt Nam và các nước phong trào vovinam lâu năm như Pháp, Italia, Romania, Đức… đă được thu hẹp đáng kể và tính cạnh tranh được nâng lên mức cao hơn khi kết quả một số tiết mục thi quyền chỉ hơn thua nhau 0,1-0,2 điểm. Trong đấu đối kháng cũng diễn ra một trận so tài hấp dẫn, quyết liệt và ngang ngửa.

Bên cạnh đó, giải c̣n có nhiều chi tiết đáng chú ư như mỗi khi VĐV ra thi đấu đều có người cầm bảng tên quốc gia dẫn đường và đây cũng là giải vovinam đầu tiên tại Việt Nam thực hiện nghi thức chào cờ và hát quốc ca của VĐV đoạt HCV. Có thể nói, có một sự chuẩn bị khá nghiêm túc với sự góp công góp sức của nhiều ban ngành để lễ khai mạc diễn ra khí thế và công tác tổ chức, điều hành giải đă tiếp cận với quy tŕnh của một giải thi đấu quốc tế chính thức.

2. Việt Nam là đất tổ môn vovinam, nếu không xếp hạng nhất toàn đoàn mới là chuyện lạ. Thế nên, các vơ sĩ Việt Nam đoạt 23/30 HCV là hoàn toàn chính xác, xứng đáng với công sức rèn luyện. Tuy nhiên, tại buổi họp báo giới thiệu giải ngày 20-7, khi trả lời một câu hỏi “khá nhạy cảm” về mối quan hệ giữa thành tích và phát triển vovinam, ông Lê Quốc Ân - Chủ tịch LĐ Vovinam Việt Nam cho biết đă bước vào cuộc chơi th́ phải thi đấu hết ḿnh v́ màu cờ sắc áo nhưng LĐ Vovinam Việt Nam cũng có chiến thuật, cân nhắc các nội dung tham dự để có thể thu hút thêm nhiều quốc gia tham dự. Vơ sư Nguyễn Văn Chiếu - Phó Chủ tịch phụ trách kỹ thuật của LĐ Vovinam Việt Nam trả lời cụ thể hơn: “Chỉ tiêu của Việt Nam tại giải lần này là đoạt từ 10-12 HCV thi quyền và 4 HCV thi đấu đối kháng”. 22 HCV, Việt Nam đă vượt chỉ tiêu nhưng liệu “cú vượt chỉ tiêu” này có ảnh hưởng ǵ đến việc phát triển phong trào hay không th́ lại là một vấn đề khác và cần nên suy nghĩ thêm!

3. Một trong những quy định mới trong Luật thi đấu là nếu VĐV không thực hiện 1 đ̣n chân tấn công nào trong 3 hiệp đấu đối kháng sẽ bị trừ 2 điểm. Quy định này đúng v́ nhằm khuyến khích các VĐV vovinam thực hiện “đặc sản” của ḿnh. Tuy nhiên, một vài HLV nước ngoài đă phát biểu: “Quy định này phải được thông báo đến các nước trước 1 năm để chuẩn bị. Nay đến giải mới đưa ra th́ chỉ có lợi cho Việt Nam và vài nước có phong trào mạnh mà thôi!”.

Vovinam là một thương hiệu mới, cần mở rộng ṿng tay đón bè bạn đến với sân chơi của ḿnh. Tuy vậy, một VĐV thi quyền vụng về chỉ bị điểm thấp, nhưng vơ sĩ thi đấu đối kháng mà chưa được chuẩn bị chu đáo về thể lực và tŕnh độ kỹ thuật th́ thật nguy hiểm! Trong 2 ngày xem thi đấu, người viết đă chứng kiến hàng chục trận đấu quá chênh lệch về tŕnh độ. Một số VĐV chỉ mới bước vào cuộc đấu trên dưới 20 giây đă phải bỏ cuộc v́ choáng hoặc knock-out sau khi “lănh đủ” một cú đá của đối thủ và phải được bộ phận y tế chăm sóc, thậm chí c̣n phải đi chụp phim. Dẫu biết rằng đă bước vào cuộc chơi là phải chấp nhận những trường hợp xấu, nhưng có lẽ những người làm công tác chuyên môn-kỹ thuật của vovinam nên quy định cụ thể về tŕnh độ của các vơ sĩ đấu đối kháng nhằm đề pḥng các trường hợp đáng tiếc có thể xảy ra.

4. Nhiều đoàn nước ngoài về tham dự lần này c̣n than thở về thời gian thi đấu kéo dài quá lê thê (đến tận 10 giờ-11 giờ khuya) làm ảnh hưởng sức khỏe VĐV. Công tác tổng hợp cũng cần kịp lúc v́ thi đấu xong tối ngày 29-7 nhưng sáng 30-7 vẫn chưa có bảng tổng sắp huy chương! Liên đoàn Vovinam thế giới (mà LĐ Vovinam Việt Nam là ṇng cốt) chỉ mới h́nh thành cách nay 10 tháng. Trên bước đường phấn đấu để đưa vovinam trở thành một môn thể thao theo tinh thần Olympic chắc chắn c̣n lắm thách thức và cần nhiều thời gian. Tuy c̣n 2 năm nữa mới đến giải lần 2 (Iran, Nga, Ấn Độ xin đăng cai), nhưng có lẽ LĐ Vovinam thế giới nên sớm chuẩn bị văn bản hướng dẫn cụ thể về quy tŕnh tổ chức giải trẻ, giải vô địch cấp châu lục và thế giới; trong đó có hạn chế số nội dung các nước được tham dự. Mặt khác, song song với khai phá vùng đất mới, LĐ cũng cần nâng chất những nơi đang phát triển (nhất là khu vực châu Á) để những cuộc chơi sau này đông hơn, vui hơn và không c̣n cảnh Việt Nam “độc diễn”.

TRÚC QUỲNH

VỀ QUÊ …
báo Thể Thao SG-GP ngày 1/8/2009

Từ ngày 26 đến 30-7-2009, khoảng 170 quan chức, HLV, trọng tài và VĐV thuộc 14 quốc gia đă về TPHCM để góp mặt tại giải vô địch vovinam thế giới WVVF lần thứ 1-2009 và giải tiền Asian Indoor Games IIỊ Trong số này có gần 20 HLV, VĐV của các đoàn Pháp, Đức… là người gốc Việt. Đối với họ, đến Việt Nam thi đấu lần này không chỉ là cuộc tranh tài cao thấp mà c̣n là một chuyến trở về nguồn cội…

1. Ông Trần Đại Chiêu (Hồng đai I cấp, tương đương đai đen 5 đẳng) - HLV trưởng đoàn vovinam CHLB Đức - sinh năm 1952, đến với vovinam khi c̣n là học sinh trường trung học Pétrus-Kư (nay là trường PTTH chuyên Lê Hồng Phong). Năm 1970, anh sang Đức du học và tốt nghiệp Đại học ngành Điện toán y khoa năm 1978. Năm 1982, ông trở về quê lập gia đ́nh với một cô gái Việt. Ngay từ lúc c̣n là sinh viên, ông đă dạy vovinam trong CLB vơ thuật của trường đại học. Khi ra trường, ông mở CLB tại Frankfurt quy tụ hàng trăm vơ sinh. Dù bận bịu suốt ngày tại cơ quan, nhưng tối nào, ông cũng đến CLB với niềm say mê như thời trai trẻ. Chẳng những thế, ông c̣n bỏ tiền túi sang Ba Lan, Nga, Belarus, Uzbekistan… để hỗ trợ phong trào Vovinam nơi đó. Hai người con trai của ông - Trần Đ́nh Du (21 tuổi) và Trần Đ́nh Ân (18 tuổi) cũng theo cha tập vovinam từ nhỏ và từng giành được huy chương tại giải vovinam tại Đức, Việt Nam, Tây Ban Nha, Suisse, Belgique…

Không chỉ duy tŕ nếp sống người Việt trong nhà, vợ chồng ông Chiêu c̣n đưa con đi học lớp tiếng Việt do Hội Văn hóa Việt-Đức tổ chức hoặc học thêm tiếng Việt khi về TPHCM “để các cháu không quên cội nguồn”.

Trong đoàn vovinam Đức c̣n có gia đ́nh nữ VĐV Đỗ Hoàng An (19 tuổi, vừa tốt nghiệp trung học phổ thông). Tuy nhà cách nơi học vơ 20 cây số, nhưng mỗi tuần 2 buổi, ông Đỗ Đức Trọng đều chịu khó đưa 3 người con (Hoàng An, An Hạ và Bảo Đan) đến lớp tập của thầy Chiêụ Ông Trọng cho biết: “Tôi từng đưa các con tôi đi xem karatedo, judo… nhưng các cháu không thích. Khi được xem vovinam biểu diễn, các cháu mê ngaỵ H́nh như điều ǵ dính dáng đến Việt Nam th́ các cháu thích hơn. Mấy năm trước, gia đ́nh đă về Việt Nam, năm nay định đi nước khác nhưng các cháu lại nằng nặc đ̣i về Việt Nam”. Trở lại TPHCM lần này, Hoàng An không chỉ tham gia thi đấu mà c̣n dự thi thăng cấp Huyền đai tại Tổ đường và được vơ sư Chưởng môn Lê Sáng thắt đai danh dự. Mang chiếc đai mới, tân khoa Hoàng An xúc động phát biểu: “Đây là vinh dự của cả cuộc đời em. Dù sau này có lên đến cấp đai cao hơn, em vẫn nhớ măi chuyến đi và kỳ thi này”. Một thành viên khác trong đoàn, VĐV Nguyễn Tấn Long tâm t́nh: “Em tập vovinam đă được 7 năm. Dù biết chơi vài môn thể thao khác nhưng mỗi lần tới CLB vovinam th́ em lại cảm thấy thân thương và gần gũi hơn”.

2. Trước năm 1975, nhà của Sudorusslan Jean Michel (55 tuổi, Hồng đai II cấp, tương đương đai đen 6 đẳng) ở quận 4-Saigon và ông tập vovinam từ năm 1966 tại Hoa Lư. Năm 1975, Sudo theo cha hồi hương về Indonesia và sang Pháp định cư từ tháng 4-1977. Ba tháng sau, ông mở lớp dạy vovinam và duy tŕ cho đến hôm nay . Trong vai tṛ Giám đốc kỹ thuật vovinam Pháp, Sudo luôn cập nhật thông tin từ Việt Nam để huấn luyện cho các HLV vovinam Pháp. Vợ ông cũng là một HLV vovinam và con trai ông cũng theo cha tập vơ được 1 năm. Sudo bày tỏ: “Đối với tôi, vovinam đă trở thành máu thịt. Và tôi xem việc quảng bá, giới thiệu vovinam - một nét văn hóa Việt Nam - là bổn phận, là t́nh cảm của một đứa con xa xứ đối với quê mẹ thân yêu - nơi tôi chào đời và trải qua những ngày cùng bè bạn chạy rong ngoài đường tắm mưa, đánh đáo…”.

Mang quốc tịch Pháp, ông Trương Anh Tuấn (53 tuổi) sang Paris từ năm 1975. Tuy ngày trước từng học taekwondo lên đến đai đen 2 đẳng tại Ohdokwan ở Saigon nhưng ông Tuấn lại cho 2 người con gái ḿnh tập vovinam bởi “sống nơi đất khách, vovinam là niềm hănh diện của nhiều người Việt chúng tôi”. Gia đ́nh luôn giữ phong tục tập quán Việt Nam - cúng giỗ ông bà, ngày Tết các con phải mừng tuổi cha mẹ…” và theo học tiếng Việt căn bản tại trường Louis Le Grand là những yếu tố nuôi dưỡng “chất” Việt Nam trong tâm hồn Trương Thủy Tiên (19 tuổi). Dù mới học vovinam tại Tổ đường vovinam ở TPHCM rồi trở về Paris tập luyện cùng thầy Bruno Bloes từ năm 2007, nhưng cô sinh viên khoa Hóa-sinh này đă là nhà vô địch vovinam Pháp năm 2009. Nói năng cởi mở và thân mật, Thủy Tiên tâm t́nh: “Từ nhỏ đến giờ, em chỉ thích về Việt Nam vào dịp nghỉ hè chứ không thích đi du lịch ở các xứ khác. Về Việt Nam, em đi nhiều nơi để t́m hiểu thêm về đất nước ḿnh và c̣n dự định sau khi tốt nghiệp đại học em sẽ về Việt Nam làm việc. C̣n tại sao em học vovinam. Đơn giản lắm, chỉ v́ em là người Việt Nam (cười vui)”.

Không chỉ Trần Đại Chiêu, Sudorruslan, Trần Đ́nh Du, Trần Trần Đ́nh Ân, Nguyễn Tấn Long, Đỗ Hoàng An, Trương Thủy Tiên… mà cả Đỗ Tường Uyên Eugenie, Louai Oanh Dzien (Pháp), Châu Nina Thanh Mai (Đức)… cũng đều bộc lộ niềm tự hào khi khoác lên người bộ vơ phục màu xanh đại dương. Nó như là một trong những sợi dây vô h́nh và thiêng liêng nối liền t́nh cảm của những người con xa xứ nhưng vẫn hoài vọng về quê mẹ…

THIỆN TÂM

Chú thích ảnh:
- Đỗ Hoàng An được vơ sư Chưởng môn Lê Sáng thắt đai (26/7/2009)
- Trần Đ́nh Du và Trần Đ́nh Ân trên bục nhận huy chương (29/7/2009)
- Trương Thị Thủy Tiên (phải) trên sàn đấu


Ảnh lưu niệm tại nhà thi đấu Lê hồng Phong (trường Pétrus Kư cũ) với đoàn Đức từ t/p Deckenpfronn cùng vs Trương Anh Tuấn, Thủy Tiên, vs Trần Đại Chiêu ngày 3/8/2009.

 
 
Video Clips giải vô địch thế giới lần I - 2009:
Tuổi Trẻ Media Online: Vovinam - vơ Việt sánh tầm quốc tế
Thanh Niên Media Online: Vovinam, môn vơ tinh hoa của dân tộc